Đường Biển Nguyễn Tất Thành – Điểm Đón Đầu Làn Sóng Đầu Tư Mới
Điểm Đón Đầu Làn Sóng Đầu Tư Mới
1. Giới thiệu đường ven biển Dài Nhất Đà Nẵng:
Đà Nẵng được biết đến là một trong những “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”. Với đường bờ biển kéo dài bao quanh thành phố, với tổng chiều dài giáp biển đến 90km. Trong đó, Đà Nẵng sở hữu hai cung đường ven biển rất nổi tiếng và siêu dài đó là: Cung đường Sơn Trà – Điện Ngọc và cung đường Liên Chiểu – Thuận Phước.
Cung đường Sơn Trà – Điện Ngọc kéo dài từ núi Sơn Trà đến phường Điện Ngọc thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Cung đường Sơn Trà – Điện Ngọc được chia thành 3 đoạn với 3 tên đường là: Đường Hoàng Sa (Kéo dài từ Núi Sơn Trà đến Nguyễn Huy Chương), đường Võ Nguyên Giáp (kéo dài từ Nguyễn Huy Chương đến Nguyễn Đức Thuận) và đường Trường Sa (kéo dài từ Nguyễn Đức Thuận đến Coco Bay – ranh giới địa phận Đà Nẵng – Quảng Nam). Cung đường Sơn Trà – Điện Ngọc có tổng chiều dài khoảng là: 27 km, trong đó đường Hoàng Sa dài: 12 km; đường Võ Nguyên Giáp dài 7,7 km; đường Trường Sa dài: 7,2 km.
Cung đường Liên Chiểu – Thuận Phước kéo dài từ Khu Du Lịch Ghềnh Nam Ô đến bờ sông Hàn, dưới chân cầu Thuận Phước. Cung đường Liên Chiểu – Thuận Phước có tên là đường Nguyễn Tất Thành và có tổng chiều dài là: 12 km. Đường Nguyễn Tất Thành chạy qua 3 quận là: Quận Liên Chiểu, Quận Thanh Khê, Quận Hải Châu.
Ngoài ra, đường Nguyễn Tất Thành còn 1 đoạn nối dài, bắt đầu từ Khu Du Lịch Nam Ô đến Khu Công Nghệ Thông Tin Tập Trung (Danang IT Park), xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, thuộc Khu Công Nghệ Cao Đà Nẵng, với tổng chiều dài là: 7 km.
Như vậy, ngoài đường ven biển Hoàng Sa, Võ Nguyễn Giáp vốn rất nổi tiếng ở Đà Nẵng với bãi biển được bình chọn là “một trong các bãi biển đẹp nhất hành tinh” thì đường ven biển Nguyễn Tất Thành được chọn là đường Ven Biển dài nhất Đà Nẵng với tổng chiều dài gần 20km và chạy xuyên suốt chiều dài từ quận trung tâm Hải Châu đến các xã Hoà Liên, Hoà Ninh của Huyện Hoà Vang.
2. Tiềm Năng Phát Triển của đường ven biển Nguyễn Tất Thành, Đà Nẵng:
Ngày 1/1/1997, Đà Nẵng tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ và trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương, là dấu mốc bắt đầu cho sự chuyển mình vươn lên của Đà Nẵng để trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
Ngày 29/03/2000, Đà Nẵng khánh thành cầu quay Sông Hàn, là cây cầu được xây dựng bởi sự đóng góp của tất cả người dân Đà Nẵng, bao gồm từ học sinh, sinh viên, người lao động đến nhân viên, cán bộ, công chức, doanh nghiệp,… tại Đà Nẵng, đánh dấu cho bước đầu trong sự chung sức xây dựng, đổi mới, phát triển của thành phố Đà Nẵng trong tương lai. Cầu quay sông Hàn cũng từ đó trở thành “biểu tượng của Đà Nẵng”, nó bày tỏ sự chung sức, chung lòng, quyết tâm xây dựng, đổi mới, phát triển của chính quyền và người dân thành phố Đà Nẵng.
Vào năm 2001, tiếp nối dự án cầu quay Sông Hàn, Đà Nẵng triển khai dự án đường ven biển Liên Chiểu – Thuận Phước, con đường được xem là “con đường 5 sao”, là tuyến đường du lịch ven biển Liên Chiểu – Thuận Phước, được đầu tư tới 488 tỷ đồng, với chiều dài hơn 10 km.
“Con đường 5 sao” này với nhiều kỳ vọng sẽ là con đường Đẹp Nhất, Đặc Biệt Nhất của Đà Nẵng và cũng vì lý do đó nên đường ven biển Liên Chiểu – Thuận Phước được chọn để đặt tên theo tên của Bác Hồ kính yêu – Người Lãnh Tụ Vĩ Đại, Người Anh Hùng Giải Phóng Dân Tộc của nhân dân Việt Nam là đường “Nguyễn Tất Thành”.
Tên con đường Liên Chiểu – Thuận Phước được đặt là “Nguyễn Tất Thành” đủ để nói lên tầm quan trọng và vị thế của con đường mang tên Bác. Đường Nguyễn Tất Thành được quy hoạch để trở thành đường ven biển Đẹp Nhất Đà Nẵng và là cửa ngõ ra vào thành phố, kéo dài từ các vùng ngoại ô đến tận các quận trung tâm đô thị cổ Đà Nẵng.
Ngày 29/3/2003, sau khoảng 2 năm xây dựng, Đà Nẵng đã chính thức thông xe và đưa vào sử dụng con đường ven biển Nguyễn Tất Thành. Đường Nguyễn Tất Thành là cung đường ôm trọn chạy quanh theo Vịnh Đà Nẵng, có chiều dài hơn 12km, đi qua ba quận Liên Chiểu, quận Thanh Khê và quận Hải Châu. Tuyến đường Nguyễn Tất Thành giúp kết nối khu vực trung tâm TP. Đà Nẵng với các khu công nghiệp Hòa Khánh, khu công nghiệp Liên Chiểu, khu công nghệ cao và trở thành đường ven biển nối liền tuyến du lịch Huế – Đà Nẵng, mở ra nhiều cơ hội cho ngành du lịch thành phố và là động lực để phát triển khu Tây Bắc thành phố.
3. Dự Báo Sự Trổi Dậy của đường ven biển Nguyễn Tất Thành, Đà Nẵng:
Từ năm 2017, đường ven biển Nguyễn Tất Thành đã được các công ty, các tập đoàn trong nước và ngoài nước chú ý và đầu tư vào. Trong đó, có các dự án đã triển khai như:
– Khu đô thị Sunrise Bay (Tập đoàn Nova Land)
– Khu đô thị Quốc tế Đa Phước (Công ty phát triển nhà Đa Phước)
– Khu đô thị cao tầng Phương Trang (Công ty Phương Trang)
– Dự án Công viên nước và khách sạn 5 sao Mikazuki (Tập đoàn Mikasuki – Nhật Bản)
– Dự án Căn hộ cao cấp Asiana Đà Nẵng (Công ty Gotec Land)
– Dự án Khu du lịch và Biệt thự nghĩ dưỡng Nam Ô Resort (Tập đoàn Trung Thuỷ)
Trong thời gian đến, khi Đà Nẵng tiếp tục kêu gọi thu hút vốn đầu tư vào Khu Công Nghệ Cao và hoàn thiện các hạng mục hạ tầng công nghiệp, logistic, giao thông trọng điểm,… trong đó đáng kể nhất là Dự án Cảng Biển Liên Chiểu, thì sẽ có rất nhiều các nhà đầu tư chú ý đến đường ven biển Nguyễn Tất Thành như là “điểm dừng”, “điểm đến” cho các dịch vụ nghĩ dưỡng kết hợp dịch vụ công nghiệp, công nghệ cao, logistic.
Các tập đoàn trong và ngoài nước có các nhà máy, dự án ở các khu Công Nghiệp, Khu Công Nghệ Cao, Khu Cảng Biển Liên Chiểu,… sẽ đầu tư các hình thức như: Nhà khách công ty, Khu lưu trú cán bộ nhân viên, Khu biệt thự chuyên gia, Khu dịch vụ nhà hàng, Khu khách sạn nghĩ dưỡng,… cho cán bộ cao cấp, chuyên gia nước ngoài, nhân viên công tác,… để sống và làm việc dọc theo đường biển Nguyễn Tất Thành.
Ngoài ra, sự thu hút nghĩ dưỡng của các ông lớn như Công Viên Nước Mikazuki (Nhật Bản), Khu Du Lịch Nam Ô Resort,… sẽ kéo theo một lượng lớn khách hàng đầu tư vào các quỹ đất lớn ven biển Nguyễn Tất Thành, Nguyễn An Ninh, khu Biệt Thự Xuân Thiều, cùng với nhiều sản phẩm đa dạng như: Căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, các cơ sở lưu trú và các loại hình dịch vụ du lịch, lưu trú khác.
Bên cạnh đó, UBND TP. Đà Nẵng đang từng bước điều chỉnh về quy hoạch đối với tuyến đường Nguyễn Tất Thành, bao gồm điều chỉnh về Quy hoạch Kiến Trúc và Quy hoạch Cảnh Quan. Lãnh đạo thành phố đã mời các đơn vị nước ngoài để tư vấn, thiết kế lại cung đường Nguyễn Tất Thành với các công viên, cảnh quan sao cho ấn tượng nhất và từng bước điều chỉnh Quy hoạch Kiến Trúc cho phép xây dựng cao tầng để thu hút vốn đầu tư, xây dựng các khách sạn lớn, góp phần phát triển Du Lịch phía Tây Bắc thành phố.
Đặc biệt nhất đó là sự khôi phục của 2 đại dự án khu đô thị Sunrise Bay và khu đô thị Đa Phước sẽ thúc đẩy sự hồi sinh của đường Nguyễn Tất Thành khu vực trung tâm đô thị cổ. Với sự khởi động lại của hai dự án Sunrise và Đa Phước sẽ góp phần đưa đường biển Nguyễn Tất Thành lên một tầm cao mới, vượt trội hẳn so với các đường trong Nội Thị Cổ và làm cho đường Nguyễn Tất Thành trở thành “con đường 5 sao” đúng như mục đích ban đầu vốn có của nó.
Ngoài ra, thành phố đang có chủ trương bán đấu giá các quỹ đất mặt tiền đường Nguyễn Tất Thành còn lại, bao gồm quỹ đất từ đường Hồ Tùng Mậu đến đường Trần Đình Tri và từ đường Đào Công Soạn đến đường Xuân Thiều 1. Với việc tung ra thị trường các Quỹ Đất này sẽ góp phần tạo cơ hội, động lực cho các nhà đầu tư có năng lực tài chính và mong muốn đầu tư các dự án lớn vào các tuyến đường ven biển Đà Nẵng.
4. Cơ hội tốt nhất giai đoạn này đó là: Đầu tư đường ven biển Nguyễn Tất Thành, Đà Nẵng:
“Con đường 5 sao” Nguyễn Tất Thành trong suốt thời gian qua dường như bị lãng quên do sức hút của cung đường ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc. Chính vì lý do đó mà giá đất đường Nguyễn Tất Thành trở nên siêu rẻ. Cụ thể:
– Giá đất giao dịch thành công đường Nguyễn Tất Thành thuộc quận Hải Châu chỉ từ 80 triệu/m2, tương đương 10 tỷ / lô có diện tích 125m2.
– Giá đất giao dịch thành công đường Nguyễn Tất Thành thuộc quận Thanh Khê chỉ từ 72 triệu/m2, tương đương 9 tỷ / lô có diện tích 125m2.
– Giá đất giao dịch thành công đường Nguyễn Tất Thành thuộc quận Liên Chiểu, Vệt Biệt Thự Xuân Thiều – Nam Ô, chỉ từ 48 triệu/m2, tương đương 18 tỷ / lô có diện tích 375m2.
Trong thời gian tới, giai đoạn 2025 – 2030, cùng với sự phát triển của thành phố Đà Nẵng nói chung và sự thay đổi, sự phát triển của các dự án trên trục đường Nguyễn Tất Thành nói riêng, giá đất đường Nguyễn Tất Thành sẽ trả lại đúng với giá trị “5 sao” của nó.
Giá đất đường Nguyễn Tất Thành chỉ có thể đứng sau giá đất các đường Võ Nguyễn Giáp, Hoàng Sa và sẽ tương đương hoặc cao hơn giá đất các đường đô thị cổ, các trục chính trung tâm và các đường ven sông Hàn.
Đường Nguyễn Tất Thành sẽ được khai thác cùng với diện tích mặt biển của Vịnh Đà Nẵng, sẽ gắn kết và phát triển cùng với vùng lõi đô thị cổ. Sự yên bình của vùng biển nằm sâu trong vịnh và sự sầm uất của khu đô thị cổ sẽ thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của con “đường ven biển 5 sao” Liên Chiểu – Thuận Phước trong tương lai không còn xa nữa.
(Theo King Sam)